Năng lượng tái tạo là gì? Cần biết những gì về năng lượng tái tạo? Những năm gần đây năng lượng tái tạo dần được quan tâm và biết đến. Vậy cụ thể năng lượng tái tạo là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nội dung này nhé!
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Hoàn Kiếm có thực hiện công chứng ngoài trụ sở không?
1. Năng lượng tái tạo là gì?
Định nghĩa về năng lượng tái tạo đã từng được quy định tại khoản 1, Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2014 (hiện đã hết hiệu lực) như sau:
1. Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác.
Tuy nhiên, văn bản luật trên đã không còn hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và được thay thế bằng Luật Bảo vệ môi trường 2020. Trong văn bản mới nhất này, khái niệm về năng lượng tái tạo đã không được đề cập tới.
Từ văn bản Luật cũ, có thể hiểu năng lượng tái tạo được hình thành từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tự tái tạo trong một khoảng thời gian ngắn so với khoảng thời gian mà chúng bị sử dụng.
2. Các loại năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo được phân loại từ nguồn tài nguyên hình thành nên nó. Cụ thể:
2.1 Năng lượng mặt trời
Một trong những nguồn năng lượng phổ biến nhất được khai thác chính là ánh sáng mặt trời. Từ lâu năng lượng mặt trời đã được con người ứng dụng để trồng trọt, sưởi ấm và sấy khô thức ăn, quần áo và những hoạt động khác. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một giờ chiếu sáng của ánh nắng Mặt trời xuống Trái đất sẽ có thể cung cấp nguồn năng lượng cho toàn bộ Trái đất sử dụng trong một năm.
>>> Xem thêm: Muốn kiểm tra sổ đỏ giả nhanh chóng, chính xác cần lưu ý những điểm gì?
Năng lượng mặt trời hiện nay được khai thác bởi các công nghệ như tế bào quang điện làm từ chất liệu silicon hoặc các vật liệu khác với khả năng chuyển hóa ánh trực tiếp ánh sáng thành điện năng. Năng lượng mặt trời đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi với các quy mô đa dạng khác nhau tại nhiều địa phương, khu dân cư, phường, xã,…
Với hệ thống năng lượng mặt trời, con người có thể tạo ra nguồn điện năng dồi dào mà không sợ gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái môi trường.
Nhờ việc sản xuất ra điện từ các tấm pin năng lượng mặt trời, con người có thể giảm thiểu tình trạng hiệu ứng nhà kính do hầu hết các tấm pin này đều không sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí và đặc biệt là không tạo ra CO2 miễn là chúng được lắp đặt đúng cách.
2.2 Năng lượng gió
Tương tự như mặt trời, gió cũng là một nguồn tài nguyên quan trọng giúp hình thành nên năng lượng tái tạo gọi là năng lượng gió. Nguồn năng lượng này được hình thành dựa trên nguyên lý dịch chuyển của dòng không khí trong bầu khí quyển. Dưới đây là một số điểm nổi bật về năng lượng gió:
Phương thức hoạt động: Năng lượng gió được hình thành dựa trên chuyển động quay của các tuabin gió (hay còn gọi là các máy phát điện gió). Các cánh quạt tuabin sẽ quay khi có gió thổi qua và tạo ra động năng, sau đó máy phát điện sẽ chuyển đổi động năng được sản sinh ra sang điện năng.
Tính ổn định kém: So với các nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời hoặc năng lượng hạt nhân, năng lượng gió có tính ổn định kém hơn hẳn vì quy trình sản xuất năng lượng gió phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ngoại cảnh như điều kiện thời tiết, sức gió, tốc độ gió,… Tùy thuộc vào các điều kiện trên mà hiệu năng sản xuất ra nguồn năng lượng này có thể dao động đáng kể.
Tái tạo và sạch: Tương tự như năng lượng mặt trời, năng lượng gió không gây ra khí nhà kính hoặc ô nhiễm không khí, là một nguồn năng lượng sạch và bền vững.
Phát triển công nghệ: Công nghệ tuabin gió đang trên đà phát triển, giúp nâng cao hiệu suất và tiết kiệm chi phí sản xuất điện. Các tuabin gió cũng trở nên hiện đại và thông minh hơn, có khả năng kết nối với mạng lưới điện nhằm tối ưu hóa hiệu năng sản xuất theo nhu cầu.
Tóm lại, năng lượng gió, với tiềm năng phát triển lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi năng lượng tái tạo một cách bền vững.
2.3 Thủy điện
Nguyên lý hoạt động: Tương tự như năng lượng gió, việc sản sinh ra năng lượng thủy điện cũng dựa trên chuyển động quay của tuabin. Tuy nhiên tuabin ở đây không chuyển động nhờ vào năng lượng gió, thay vào đó các tuabin chuyển động dựa trên chuyển động của dòng nước, đặc biệt là khi nước từ trên thác chảy xuống. Động năng từ đó được sinh ra và tiếp tục được chuyển hóa thành điện năng
Tính ổn định: Tính ổn định của năng lượng thủy điện thường cao hơn so với năng lượng gió và năng lượng mặt trời do tính dễ dự đoán và ổn định của lưu lượng nước.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng bảo đảm đơn giản, dễ hiểu, ai cũng có thể áp dụng
Loại hình thủy điện: Thủy điện bao gồm hai loại chính đó là thủy điện lớn và thủy điện nhỏ. Loại hình thủy điện được xây dựng ở các nơi có diện tích rộng như sông, đập nước lớn ,trong khi các dòng sông nhỏ hơn thường là nơi xây dựng loại hình thủy điện nhỏ do loại hình này không tốn quá nhiều diện tích
3. Ứng dụng của năng lượng tái tạo
Bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm và các loại năng lượng tái tạo, việc nắm rõ những ứng dụng của năng lượng tái tạo là gì cũng rất quan trọng để có thể sử dụng những nguồn năng lượng này một cách hiệu quả. Sau đây là một vài ứng dụng của năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực khác nhau
Lĩnh vực | Ứng dụng |
Giao thông | Xe ôtô điện: năng lượng tái tạo được ứng dụng để sản xuất pin cung cấp năng lượng cho các phương tiện giao thông mà không cần tới xăng, dầu. |
Xây dựng và quy hoạch hóa đô thị | Xây dựng: Ứng dụng năng lượng mặt trời vào các quy trình xây dựng nhằm cung cấp hệ thống chiếu sáng cũng như điều hòa nhiệt độ trong các tòa nhà. |
Nông nghiệp | Hệ thống tưới tiêu tự động: Ứng dụng năng lượng điện vào hệ thống tưới nước tự động tại các đồng ruộng giúp nâng cao năng suất cây trồng |
Y tế | Trạm y tế di động: Sử dụng pin năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cho các xe y tế lưu động, tiếp cận các địa phương không có đủ điều kiện để xây dựng bệnh viện, trạm xá |
Giáo dục và nghiên cứu | Việc nghiên cứu năng lượng tái tạo giúp hỗ trợ các nghiên cứu về phát kiến ứng dụng, sáng kiến mới |
Du lịch | Ứng dụng năng lượng tái tạo trong các phương tiện du lịch cũng như cơ sở vật chất để phát triển ngành du lịch bền vững |
Trên đây là giải đáp chi tiết về “Năng lượng tái tạo là gì? Cần biết những gì về năng lượng tái tạo?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
>>> Dịch thuật là gì? Muốn dịch thuật lấy ngay trong ngày thì liên hệ công ty dịch thuật nào?
>>> Muốn kiểm tra sổ đỏ giả nhanh chóng, chính xác cần lưu ý những điểm gì?
>>> Cộng tác viên là gì? Pháp luật lao động hiện nay có điều chỉnh các quyền và lợi ích của cộng tác viên không?
>>> Trung bình hiện nay giá phí công chứng mua bán nhà tại các văn phòng công chứng là bao nhiêu?
>>> Phi lợi nhuận là gì? Các tổ chức phi lợi nhuận
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch