Hệ thống điện quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng điện cho toàn bộ quốc gia, là một bộ phận không thể thiếu đối với sự phát triển và hoạt động ổn định của nền kinh tế, xã hội. Vậy hệ thống điện quốc gia là gì? Vai trò của nó trong đời sống xã hội thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Mức phí dịch vụ sang tên sổ đỏ khi mua đất qua môi giới là bao nhiêu?

1. Hệ thống điện quốc gia gồm các thành phần gì?

Trước hết, định nghĩa hệ thống điện quốc gia như sau: Hệ thống điện quốc gia là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả nước.

Hệ thống điện quốc gia

Hệ thống điện quốc gia gồm 03 thành phần chính:

  • Nguồn điện:

Các nhà máy điện chịu trách nhiệm cho quá trình sản xuất năng lượng điện được xem là nguồn điện.

Dựa vào nguồn nguyên liệu đầu vào mà các nhà máy sử dụng phục vụ quá trình sản xuất điện, các nhà máy này được phân loại thành: nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy điện sinh khối, nhà máy điện mặt trời, điện gió và nhà máy điện hạt nhân…

  • Hệ thống các lưới điện: Hệ thống dây truyền tải điện đóng vai trò kết nối giữa các nhà máy điện với nhau, đồng thời, truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy điện đến các điểm tiêu thụ điện trên cả nước.
  • Các hộ tiêu thụ điện: Các hộ gia đình và doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ, sử dụng điện trên toàn quốc.

Bên cạnh các thành phần chính kể trên, để duy trì và vận hành một cách có hiệu quả, còn có các trung tâm quản lý, điều độ, xây dựng và bảo trì mạng lưới điện cũng được lập ra, tham gia vào quá trình cung cấp năng lượng điện từ nguồn điện đến các hộ tiêu thụ.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở đâu? Công chứng mất bao lâu?

2. Vai trò

Đối với kinh tế – xã hội

Hệ thống điện quốc gia giữ vai trò như “xương sống”, đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của đất nước trong mọi lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đến các ngành nghề khai thác khoáng sản, lâm nghiệp, chế biến,… phát triển ổn định.

  • Điện năng là nguồn năng lượng giúp các loại máy móc, thiết bị sản xuất vận hành.
  • Điện năng cung cấp cho con người môi trường sinh hoạt, sản xuất, học tập, khám chữa bệnh hiện đại, đồng thời tạo ra việc làm cho vô số người lao động.

Hệ thống điện quốc gia giúp quản lý và phân phối năng lượng điện đến khắp mọi miền đất nước nên có thể nói, đây là một phần không thể thiếu góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội đất nước một cách bền vững và nhanh chóng.

Xem thêm:  Ma túy là gì? Các loại ma túy nguy hiểm nhất hiện nay

Hệ thống điện quốc gia là cơ sở hạ tầng đặc biệt trọng yếu, đảm bảo cung cấp điện cho mọi nhu cầu sinh hoạt của người dân, góp phần củng cố đời sống xã hội của nhân dân cả nước.

Hệ thống điện quốc gia

Đối với an ninh quốc gia

Hệ thống điện quốc gia đảm bảo cung cấp năng lượng điện an toàn và ổn định đến mọi tỉnh thành của đất nước, đảm bảo môi trường sinh hoạt và sản xuất của các cá nhân, các hộ gia đình.

Đây là điều có ý nghĩa lớn đối với các tỉnh biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, khiến nhân dân an tâm sinh sống và làm việc tại địa phương, giữ vững an ninh quốc gia tại các khu vực này.

Mặt khác, cung cấp năng lượng điện vận hành các dự án an ninh, quốc phòng, đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho các lực lượng vũ trang, lực lượng an ninh.

Đối với môi trường

Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề toàn cầu trong thế kỷ mới. Việc khai thác điện năng từ các nguồn quặng than, dầu mỏ chính là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Do đó, những năm gần đây, các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, nước,… đang dần thay thế nguồn năng lượng hóa thạch từ than đá và dầu mỏ trong sản xuất điện năng.

Hệ thống điện quốc gia đảm bảo cho việc sản xuất và phân phối năng lượng tái tạo, làm giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất và sử dụng điện.

>>> Xem thêm: Dịch thuật lấy ngay hỗ trợ dịch bằng TOEIC, ILETS cả thứ bảy, chủ nhật

3. Các tiêu chí phân loại hệ thống điện

Phạm vi truyền tải

  • Hệ thống điện tại các địa phương gồm hệ thống mạng lưới phân phối và tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng của khu vực, địa phương nhất định.
  • Hệ thống điện cục bộ gồm nguồn điện cục bộ tại các điểm tiêu thụ như khu công nghiệp, khu dân cư, các trung tâm thương mại, dịch vụ,… và hệ thống phân phối điện hạ thế.
Hệ thống điện quốc gia

Cấu trúc hệ thống

  • Hệ thống lưới điện: Hệ thống điện được kết nối với hệ thống điện quốc gia hoặc các địa phương nhất định, tạo thành mạng lưới truyền tải và phân phối điện năng một cách linh hoạt từ các nguồn cung cấp điện đến các điểm tiêu thụ.
  • Hệ thống điện độc lập (Off-grid):
    • hường được dùng tại các vùng sâu, vùng xa, do việc kết nối với lưới điện quốc gia hoặc địa phương gặp nhiều khó khăn và tiêu tốn quá nhiều chi phí.
    • Hoạt động độc lập với mạng lưới điện quốc gia, cũng như các hệ thống điện địa phương, tự tiến hành cung cấp và phân phối điện cho một khu vực, cộng đồng dân cư, hay cơ sở sản xuất nhỏ.
Xem thêm:  Tổng Hợp 5 Kinh Nghiệm Công Chứng Để Tránh Mất Thời Gian, Tránh Lừa Đảo

>>> Xem thêm: Điều kiện để thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ khi mua nhà ở xã hội tại Hà Nội là gì?

Chỉ số điện áp

  • Hệ thống mạng điện hạ áp: Nguồn điện áp sử dụng ở hệ thống điện hạ áp thường nhỏ hơn 1kV.
  • Hệ thống mạng điện cao áp: Sử dụng nguồn điện áp cao từ 1kV đến 220kV
  • Hệ thống mạng điện siêu cao áp: Sử dụng nguồn điện áp 220kV.

Trên đây là bài viết “Hệ thống điện quốc gia là gì? Vai trò của hệ thống điện quốc gia”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Quyết toán thuế là gì? Những điều cần biết về quyết toán thuế

>>> Di chúc bằng văn bản có hiệu lực pháp lý khi nào? Công chứng di chúc bằng văn bản mất bao nhiêu tiền?

>>> Thực hiện công chứng ngoài giờ hành chính có mất nhiều phí hay không?

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền: Thủ tục thực hiện như thế nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *