Trong lĩnh vực bất động sản, việc nắm đầy đủ và chính xác các khái niệm của đất cũng như luật đất đai cực kỳ quan trọng. Vậy đất ở hiện hữu cải tạo và đất ở cải tạo chỉnh trang được hiểu như thế nào? Hai loại đất này có điểm gì khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Công chứng thứ 7 chủ nhật giấy ủy quyền mua bán xe ô tô có mất phí ngoài giờ không?
1. Đất ở hiện hữu là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu thế nào là đất ở hiện hữu.
Đất ở hiện hữu là đất nằm trong khu dân cư sinh sống, có đầy đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông,.. và các điều kiện khác của một khu dân cư.
Đất ở hiện hữu là khu đất dân cư sinh sống hàng ngày, gắn bó lâu năm. Tại các khu đất này sẽ bao gồm cả những công trình công cộng và những công trình cho người dân của khu dân cư đó xây dựng. Vì vậy, khi có các dự án liên quan đến các khu đất này, các cơ quan có thẩm quyền cần phải có thông báo trước đến với mọi người dân cũng như có những chính sách phù hợp để hỗ trợ họ.
>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán ô tô được tiến hành như thế nào?
2. Đất ở hiện hữu cải tạo là gì? Đất ở cải tạo chỉnh trang là gì?
2.1 Đất ở hiện hữu cải tạo là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa đưa ra khái niệm cụ thể thế nào là “đất ở hiện hữu cải tạo”. Tuy nhiên, dựa theo cách gọi loại đất này của nhiều người có thể hiểu đất ở hiện hữu cải tạo là khu đất nằm trong quy hoạch đất nhà ở theo kế hoạch sử dụng đất cụ thể của từng địa phương. Khu đất này được nằm trong dự án sử dụng đất cụ thể.
Các khu đất này thường xuất phát từ những khu dân cư xuống cấp, không đạt quy chuẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sinh hoạt của người dân để được sửa chữa, xây dựng lại thành những khu dân cư khang trang hơn, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhà ở để đảm bảo an toàn, chất lượng cho người ở.
>>> Xem thêm: Top 10 Văn phòng Công chứng chất lượng, uy tín, giá rẻ tại Hà Nội
Việc cải tạo đất ở hiện hữu thường được thực hiện theo hướng thay đổi mục đích sử dụng đất, nâng cấp cơ sở hạ tầng và công trình nhà ở cho người dân. Đối với các khu đất này, những dự án nhà ở thường được thực hiện, quy hoạch theo hướng gia tăng chiều cao, giảm diện tích mặt đất nhằm tiết kiệm không gian sinh hoạt chung.
Ngoài ra, các dự án này phải đảm bảo mật độ xây dựng tối thiểu, tăng các công trình công cộng, cây xanh nhằm mang lại cuộc sống văn minh, lành mạnh hơn. Đất ở hiện hữu cải tạo khi được tiến hành cải tạo, chính quyền địa phương phải lưu ý đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp người sử dụng đất và đảm bảo tính hợp pháp của việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành.
2.2 Đất ở cải tạo chỉnh trang là gì?
Đất ở cải tạo chỉnh trang là phần đất nằm trong khu quy hoạch, được định hướng để thiết kế, xây dựng mới, thiết kế bố cục của các khu nhà ở nhằm mục đích tạo tính thẩm mỹ, nâng cao mỹ quan, cùng sự hài hòa và phù hợp với những khu vực xung quanh đồng thời tạo môi trường sống tốt hơn, hợp lý và thuận tiện hơn để người dân có không gian sống phát triển hơn.
Đất ở cải tạo chỉnh trang là những khu đất chưa đáp ứng được xu thế, nhiều nhà dân tự ý thiết kế xây dựng nhà tại, tách lô, tách thửa theo kiểu “mạnh ai người ấy xây”, nhà nào có điều kiện kèm theo thì sẽ xây cao, nhà không có chỉ xây nhà cấp 4, điều này làm cho sự thiếu như nhau, đồng nhất về kiến trúc hạ tầng, mất tính nghệ thuật và thẩm mỹ của đô thị .
Khi tiến hành chỉnh trang lại những khu đất này, chính quyền địa phương cần chú trọng cơ sở hạ tầng của khu dân cư như cấp thoát nước, giao thông, các dịch vụ của đời sống phải được thiết kế một cách hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả và đáp ứng được nhu cầu sống của người dân do đây là những nơi tập trung đông dân cư.
>>> Xem thêm: Công chứng là gì? Hồ sơ, thủ tục công chứng như thế nào?
3. Phân biệt đất ở hiện hữu cải tạo và đất ở cải tạo chỉnh trang
Hiện nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng hai khái niệm “đất ở hiện hữu cải tạo” và “đất ở cải tạo chỉnh trang” là một, không phân biệt được hai khái niệm này với nhau. Trên thực tế, hai khái niệm này là khác nhau, định nghĩa hai loại đất khác nhau.
Theo đó, đất ở cải tạo chỉnh trang ko phải đất hiện hữu cải tạo bởi đất nhà ở hiện hữu cải tạo chỉnh trang vẫn có thể được chuyển nhượng, phân lô, tách thửa… nhưng sẽ được giám sát chặt chẽ bởi những cơ quan chức năng thay vì để tự phát như trước.
Việc này nhằm hướng tới xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, tối ưu hóa diện tích đất cho người dân mà vẫn đảm bảo kiểu dáng, vun đắp các công trình theo mô phỏng đương đại.
Trên đây là bài viết giải đáp về “Phân biệt đất ở hiện hữu cải tạo và đất ở cải tảo chỉnh trang”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
XEM THÊM TỪ KHÓA:
>>> Thế chấp nhà xưởng trên đất thuê có được không?
>>> UBND xã có được công chứng hợp đồng ủy quyền về đất đai hay không?
>>> Công chứng viên có được công chứng ngoài giờ hành chính hay không?
>>> Dịch thuật công chứng là gì? Có nên tự dịch hay làm dịch vụ?
>>> Có thể thực hiện công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế ở đâu?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch