Bảo hiểm y tế mới được áp dụng từ 03.12.2023. Cụ thể Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những chính sách mới thông qua bài viết sau.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ngày càng được rút gọn, thuận tiện cho người dân. 

1. Thêm đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí

Có hiệu lực từ ngày 03/12/2023, Nghị định 75/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm cũng như điều chỉnh quy định về một số đối tượng thuộc nhóm tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) do ngân sách nhà nước đóng bao gồm:

Thêm đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí

– Bổ sung mới: Người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hiện đang thường trú tại các xã an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú mà không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế.

– Sửa đổi quy định về 02 đối tượng sau:

  • Người thuộc diện hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật và trợ giúp xã hội

Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định là người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.

  • Người thuộc hộ gia đình nghèo theo chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022 – 2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định là người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg và các Quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

2. Bổ sung đối tượng được ngân sách hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

Khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến các đối tượng thuộc nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT. Cụ thể:

Bổ sung đối tượng được ngân sách hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

– Bổ sung mới: Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025.

– Sửa đổi quy định về 02 đối tượng sau:

  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn hộ cận nghèo giai đoạn 2022 – 2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định là người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

  • Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định là người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Thêm đối tượng được hưởng bảo hiểm y tế 100%, 95%

Đây cũng là một điểm mới về chính sách BHYT tại Nghị định 75/2023/NĐ-CP được nhiều người quan tâm.Theo đó, khoản 5 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP đã thực hiện điều chỉnh các quy định về mức hưởng bảo hiểm bảo hiểm y tế theo hướng bổ sung thêm đối tượng được hưởng BHYT 100% và 95%.

Xem thêm:  Thời hạn nộp mẫu 04/SS-HĐĐT và thời hạn kê khai thuế GTGT có giống nhau không?

>>> Xem thêm:  Văn phòng công chứng quận Đống Đa có thực hiện dịch vụ công chứng, chứng thực ngoài trụ sở không? 

– Thêm 02 đối tượng được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh:

(1) Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc.

(2) Người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hiện đang thường trú tại các xã an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú mà không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế.

– Thêm 03 đối tượng được hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh:

(1) Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo trường hợp nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống.

(2) Người phục vụ người có công đang sống ở gia đình bao gồm: Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người phục vụ thương binh (tính cả thương binh loại B được công nhận trước 31/12/1993), người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tổn thương từ 81%.

(3) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025.

4. Cho phép xuất trình CCCD, giấy tờ trên VNeID khi đi khám, chữa bệnh

Đây là một trong những nội dung mới đáng chú tạo thuận lợi cho người bệnh trong quá trình đi khám, chữa bệnh hưởng quyền lợi BHYT.

Cho phép xuất trình CCCD, giấy tờ trên VNeID khi đi khám, chữa bệnh

Theo khoản 6 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh hoặc Căn cước công dân. Trong khi đó, khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP yêu cầu khi đi khám, chữa bệnh, người bệnh phải xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế.

Trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh, ngoài việc phải xuất trình một trong các giấy tờ như giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; giấy xác nhận của Công an cấp xã; giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác, Nghị định 75/2023/NĐ-CP còn cho phép người bệnh xuất trình giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2.

Như vậy, nếu giấy tờ đã được tích hợp trên VNeID, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh giấy tờ trên đó để làm thủ tục khám, chữa bệnh hưởng BHYT.

5. Sửa quy định về mức hỗ trợ đóng BHYT từ ngân sách nhà nước

Cùng với sự thay đổi về đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, quy định về mức hỗ trợ cũng có sự điều chỉnh. Cụ thể như sau:

(1) Mở rộng nhóm được nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT.

Nghị định 75/2023/NĐ-CP quy định hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú trên địa bàn các huyện nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm:  Công chứng ủy quyền ở đâu cho an tâm? Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ

Trong khi đó, khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP chỉ quy định hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.

>>> Xem thêm: Văn phòng nào thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật giá rẻ nhất tại quận Hoàn kiếm? 

(2) Thêm đối tượng được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT.

Đó là những người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025.

Trên đây là giải đáp về vấn đề “Chính sách bảo hiểm y tế mới được áp dụng từ 03.12.2023”. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hiện nay được tính dựa trên căn cứ nào? 

>>> Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế bao gồm những bước gì? Giá phí dịch vụ làm trọn gói là bao nhiêu?

>>> Tìm đối tác hợp tác trong lĩnh vực bất động sản tại Phú Quốc, yêu cầu đối tác uy tín và hướng đến hợp tác lâu dài.

>>> Văn phòng công chứng nào tại Hà Nội công chứng ngoài trụ sở giá rẻ, uy tín.

>>> Công chức nào không được tăng lương khi tiền lương được cải cách?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *