Khi bạn chuẩn bị đi máy bay, việc có giấy tờ xác thực danh tính là một yếu tố quan trọng để được kiểm tra tại sân bay và lên máy bay một cách thuận lợi. Tuy nhiên, nếu đến sân bay bạn phát hiện ra mình đã quên CMND/CCCD ở nhà, hoặc trước đó bạn đã bị mất thì phải làm thế nào? Có thể dùng những giấy tờ khác để thay thế hay không?

>>> Xem thêm: Đối tác kinh doanh là gì? Bí kíp tìm kiếm đối tác kinh doanh hiệu quả

1. Những giấy tờ thay thế CMND/CCCD khi bay nội địa

Theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2020/TT-BGTVT và Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT, công dân Việt Nam khi làm thủ tục hàng không cho các chuyến bay trong nước, có thể xuất trình một trong những giấy tờ nhân thân sau:

  • Hộ chiếu hoặc giấy thông hành, thị thực rời;
  • Thẻ thường trú, thẻ tạm trú;
  • Chứng minh nhân dân, Thẻ Căn cước công dân;
  • Giấy chứng minh, chứng nhận của Công an nhân dân;
  • Giấy chứng minh, chứng nhận của Quân đội nhân dân;
  • Thẻ Đại biểu Quốc hội;
  • Thẻ Đảng viên;
  • Thẻ Nhà báo;
  • Giấy phép lái xe ô tô, mô tô;
  • Thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia;
  • Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn;
  • Thẻ nhận dạng của các Hãng hàng không Việt Nam.
Những giấy tờ có thể thay thế CMND/CCCD khi đi máy bay

Trong trường hợp không có các giấy tờ nêu trên, có thể dùng Giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận để thay thế. Giấy xác nhận nhân thân cần thể hiện các thông tin dưới đây và phải được dán ảnh, đóng dấu giáp lai (có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận):

– Cơ quan xác nhận, người xác nhận;

– Ngày, tháng, năm xác nhận;

– Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận;

– Lý do xác nhận.

>>> Xem thêm: Có được thực hiện công chứng ngoài trụ sở hay không? Trường hợp nào được áp dụng?

Riêng đối với trẻ em dưới 14 tuổi không có hộ chiếu riêng hoặc kèm hộ chiếu của cha mẹ khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:

Xem thêm:  Giáo viên tiểu học hạng III: Tiêu chuẩn và nhiệm vụ

– Giấy khai sinh (trường hợp dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh);

– Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng (chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận).

Như vậy, trong trường hợp để quên/làm mất thẻ CCCD, CMND, hành khách có thể dùng một trong các giấy tờ trên để xuất trình để xuất trình khi làm thủ tục lên máy bay.

>>> Xem thêm: Giáo viên tiểu học hạng III: Tiêu chuẩn và nhiệm vụ

2. Hiện nay, có thể sử dụng VNeID khi đi máy bay

Nhằm giảm tối đa giấy tờ cần mang theo khi làm thủ tục lên máy bay, từ ngày 02/8/2023, tất cả các sân bay trên toàn quốc sẽ chấp thuận khách sử dụng tài khoản VNeID có giá trị tương đương giấy tờ cá nhân khi tham gia các chuyến bay nội địa.

Theo đó, với hành khách là người Việt Nam, ứng dụng này thay thế Căn cước công dân. Với hành khách người nước ngoài, ứng dụng thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế khác. Việc sử dụng tài khoản VNeID thay giấy tờ cá nhân tại tất cả các khâu như: Làm thủ tục hàng không, kiểm tra an ninh soi chiếu, lên máy bay.

Những giấy tờ có thể thay thế CMND/CCCD khi đi máy bay

Lưu ý:

Căn cứ theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP, đối tượng được sử dụng VNeID để làm thủ tục đi máy bay từ là những người đã được cấp tài khoản định danh điện tử mức 02, tức công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.

Với hành khách là trẻ em dưới 14 tuổi cần mang theo giấy khai sinh (bản gốc hoặc bản sao trích lục của nơi cấp).

>>> Xem thêm: Danh sách văn phòng công chứng quận Hoàng Mai hỗ trợ công chứng, chứng thực và cung cấp dịch vụ sổ đỏ tại Hà Nội 

Trên đây là bài viết “Những giấy tờ có thể thay thế CMND/CCCD khi đi máy bay”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Công chức nào không được tăng lương khi tiền lương được cải cách?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Nhà đang cầm cố, thế chấp tại ngân hàng có thực hiện dịch vụ sang tên sổ đỏ được không?

>>> Di chúc bằng văn bản có hiệu lực pháp lý khi nào? Công chứng di chúc bằng văn bản mất bao nhiêu tiền?

>>> Thủ tục công chứng chuyển nhượng nhà đất đối với đất trồng lúa. Không sống tại địa phương mua đất trồng lúa bằng cách nào?

>>> Cách kiểm tra sổ đỏ giả nhanh nhất, đơn giản nhất mà chưa mất đến 1 phút

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *