Bảo hiểm tự nguyện là loại bảo hiểm mà người mua tự mua và trả tiền phí để bảo vệ mình khỏi các rủi ro cụ thể. Tuy nhiên, việc bảo hiểm tự nguyện có bao gồm bảo hiểm y tế hay không là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

>>> Xem thêm: Công chứng thứ 7 chủ nhật giấy tờ mua bán đất có mất phí ngoài giờ không?

1. Bảo hiểm tự nguyện có bảo hiểm y tế không?

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức mà tại đó, người tham gia được lực chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình, đồng thời còn được nhà nước hỗ trợ một phần tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Cùng với đó, khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội cũng nêu rõ 02 nhóm chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm: Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

Như vậy, có thể thấy, bảo hiểm tự nguyện không bao gồm quyền lợi về bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm tự nguyện

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được các quyền lợi thuộc chế độ hưu trí và chế độ tử tuất bao gồm: Hưởng lương hưu khi đủ tuổi và đóng bảo hiểm từ đủ 20 năm trở lên hoặc chọn rút bảo hiểm xã hội một lần, thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất khi người lao động không may qua đời.

Người lao động tự do tham gia bảo hiểm tự nguyện muốn hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế phải đăng ký mua thêm bảo hiểm y tế hộ gia đình.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ – giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ A-Z

2. Không đi làm công ty nhưng muốn hưởng BHYT thì phải làm sao?

Căn cứ Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người lao động đi làm công ty tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Số tiền đóng bảo hiểm y tế được đóng cùng lúc với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng.

Xem thêm:  Giáo viên tiểu học hạng III: Tiêu chuẩn và nhiệm vụ

Trường hợp không đi làm công ty, đồng thời cũng không thuộc các đối tượng ưu tiên được cơ quan bảo hiểm xã hội, ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế thì người lao động có thể tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình để được hưởng các quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh.

Bảo hiểm tự nguyện

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú có thể đăng ký mua bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Do đó, để được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế, người lao động tự do phải cùng các thành viên khác trong gia đình (người chưa tham gia BHYT) đăng ký mua bảo hiểm y tế.

Căn cứ Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH, người dân muốn mua bảo hiểm y tế hộ gia đình có thể đến các đại lý thu hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú để đăng ký.

>>> Xem thêm: Cách kiểm tra sổ đỏ giả nhanh nhất, chưa mất đến 1 phút

3. Mua bảo hiểm y tế hộ gia đình bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm e Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, số tiền mà người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình phải đóng được quy định như sau:

Tiền mua bảo hiểm y tế của người thứ 1 = 4,5% x Mức lương cơ sở x 06 tháng/01 năm

Tiền mua bảo hiểm y tế của người thứ 2 = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở x 06 tháng/01 năm

Tiền mua bảo hiểm y tế của người thứ 3 = 60% x 4,5% x Mức lương cơ sở x 06 tháng/01 năm

Tiền mua bảo hiểm y tế của người thứ 4 = 50% x 4,5% x Mức lương cơ sở x 06 tháng/01 năm

Tiền mua bảo hiểm y tế của người thứ 5 trở = 40% x 4,5% x Mức lương cơ sở x 06 tháng/01 năm

Thành viênMức đóng theo thángMua BHYT 6 thángMua BHYT 01 năm
Người thứ 181.000 đồng486.000 đồng972.000 đồng
Người thứ 256.700 đồng340.200 đồng680.400 đồng
Người thứ 348.600 đồng291.600 đồng583.200 đồng
Người thứ 440.500 đồng243.000 đồng486.000 đồng
Từ người thứ 5 trở đi32.400 đồng194.400 đồng388.800 đồng

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng di chúc tại nhà mới nhất 2023

Xem thêm:  Thủ tục công chứng hợp đồng, uỷ quyền và chứng nhận chữ ký

Trên đây là bài viết giải đáp về “Bảo hiểm tự nguyện có bao gồm bảo hiểm y tế không?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Quy định về mức bồi thường bảo hiểm bắt buộc ô tô mới nhất 2023

>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ chuyên nghiệp, chính xác 100% tại Hà Nội

>>>  Cộng tác viên là gì? Tìm việc cộng tác viên viết bài ở đâu?

>>> Di chúc miệng được sử dụng trong các trường hợp nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *