Văn phòng công chứng quận Hai Bà Trưng gồm những văn phòng nào? Sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực là gì? Để trả lời những câu hỏi này, mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nhé.
1. Phân biệt công chứng và chứng thực
Công chứng và chứng thực là hai hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của nhân dân. Việc chứng thực, công chứng giấy tờ được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền, tuy nhiên với từng loại giấy tờ không giống nhau sẽ thực hiện ở cơ quan khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những yếu tố giúp phân biệt công chứng và chứng thực nhé.
1.1 Về khái niệm
- Công chứng: Là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản. Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
- Chứng thực: Văn bản chứng thực là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
1.2 Về hình thức
- Công chứng: Hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã có sự xác nhận của công chứng viên.
- Chứng thực: Giấy tờ, văn bản, hợp đồng giao dịch đã được chứng thực.
1.3 Đặc điểm của từng loại
- Công chứng:
Là hành vi của công chứng viên; là việc chứng nhận các hợp đồng, lập hợp đồng giao dịch.
Có giá trị chứng cứ, giá trị thực hiện; được nhà nước thực hiện quản lý
Phạm vi công chứng là những giao dịch, những hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật cũng như các giao dịch khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức mà không trái với quy định của pháp luật.
Công chứng nhằm đảm bảo tính hợp pháp của nội dung hợp đồng, giao dịch.
- Chứng thực:
Là hành vi của công chứng viên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đây là hoạt động thường xuyên, phổ biến gắn liền với cuộc sống của người dân
Công việc của công chứng viên là chứng nhận, xác thực giấy tờ có thật với thực tế hay không. Xác thực tính chính xác của văn bản, sự kiện pháp lý. Người thực hiện chứng thực không chịu trách nhiệm về nội dung.
1.3 Khác nhau về thẩm quyền
- Công chứng: Thẩm quyền được cấp phép do phòng công chứng, văn phòng công chứng. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
- Chứng thực: Phòng tư pháp cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, công chứng viên.
1.4 Địa điểm chứng thực
- Công chứng:
Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Người có thẩm quyền thực hiện là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Người chịu trách nhiệm thẩm quyền là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Phòng công chứng, Văn phòng công chứng: Người có thẩm quyền thực hiện là Công chứng viên
Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền: Người thực hiện là Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
- Chứng thực:
Phòng công chứng, Văn phòng công chứng: người thực hiện là Công chứng viên.
2. Top 3 văn phòng công chứng quận Hai Bà Trưng
2.1 Văn phòng công chứng Nguyễn Vinh
Văn phòng công chứng Nguyễn Vinh là một trong những văn phòng chứng uy tín, chất lượng tại quận Hai Bà Trưng. Với phương châm “khách quan – trung thực – tiện ích”, văn phòng này luôn là địa chỉ công chứng được người dân tin tưởng.
Văn phòng chuyên cung cấp các dịch vụ như: công chứng các loại hợp đồng mua bán, vay mượn, thế chấp tài sản,… ngoài ra còn có công chứng thỏa thuận phân chia, xác nhập tải sản, công chứng khai nhận di chúc. Đặc biệt, văn phòng còn công chứng các loại bản dịch Anh- Việt, Việt Anh,…
2.2 Văn phòng công chứng Phan Xuân
Nếu nhắc đến văn phòng công chứng tại quận Hai Bà Trưng uy tín, chất lượng thì không thể thiếu cái tên Phan Xuân. Vậy văn phòng này có gì mà khách hàng lại tin tưởng, yêu mến và ủng hộ đến vậy? Đó là:
- Đội ngũ công chứng viên có chuyên môn, nghiệp vụ, bằng cấp cao; có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực công chứng và học thuật.
- Môi trường làm việc văn minh, hiện đại, ứng dụng công nghệ khoa học bằng việc đầu tư các loại máy móc phục vụ, đảm bảo tính chính xác của các loại văn bản, giấy tờ.
- Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tình và trách nhiệm.
- Phục vụ theo yêu cầu của khách hàng; cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến công chứng giấy tờ, văn bản, các giấy tờ liên quan đến nước ngoài,…
2.3 Văn phòng công chứng số 1
Phòng công chứng số 1 Hà Nội được thành lập ngày 01/12/1989 tiền thân là “Phòng công chứng Nhà nước Thành phố Hà Nội”, “Phòng công chứng Nhà nước số 1 Thành phố Hà Nội”. Tồn tại trong lĩnh vực công chứng đã được hơn 20 năm, trong suốt thời gian đó, với thái độ chuyên nghiệp cùng hiệu suất làm việc hiệu quả, văn phòng công chứng số 1 luôn được lòng người dân. Để giờ đây, giữa vô vàn văn phòng công chứng trẻ, văn phòng luôn là địa chỉ công chứng uy tín số 1 trong lòng người dân.
>> Xem thêm: Top 3 văn phòng công chứng tại quận Tây Hồ
Trên đây là những chia sẻ về top 3 văn phòng công chứng quận Hai Bà Trưng. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một văn phòng công chứng uy tín, chất lượng thì hãy tham khảo 3 văn phòng trên nhé.
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch