Nghiêm cấm biếu tặng quà tế cho lãnh đạo dưới mọi hình thức. Mới đây đã có chỉ thị của Ban Bí thư tại Chỉ thị 26-CT/TW về nội dung trên. Vậy cụ thể quy định trên như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

>>> Xem thêm: Nhờ người thân làm thủ tục xin cấp sổ đỏ hộ có được không? Làm thủ tục tại cơ quan nhà nước nào? 

1. Nội dung chỉ đạo nghiêm cấm biếu tặng

Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện đón mừng năm mới và tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Nội dung chỉ đạo nghiêm cấm biếu tặng

– Phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” của dân tộc, chủ động, tích cực thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, nhất là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, đồng bào bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa…

– Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố;- Nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; cán bộ lãnh đạo các cấp chỉ được dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công; không tham gia các hoạt động mê tín; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội, vui chơi…

– Tiếp tục thực hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, tổng kết năm, gặp mặt đầu năm, Tết trồng cây… thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn hoá, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Khuất Duy Tiến có thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật không?

– Lãnh đạo các địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn để quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới phù hợp với điều kiện, khả năng của địa phương, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, không sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Cán bộ, công chức xử lý quà Tết thế nào để không bị kỷ luật?

Bởi việc nhận quà Tết là hành vi bị cấm nên để không bị kỷ luật, công chức có thể thực hiện các việc sau đây khi có người tặng quà Tết:

Xem thêm:  Điều kiện, tiêu chuẩn trở thành Công chứng viên 

1/ Từ chối

Tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 59 năm 2019, Chính phủ nêu rõ:

Người có chức vụ, quyền hạn khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối

Căn cứ quy định này, để không bị kỷ luật, cán bộ, công chức khi được nhận quà Tết bắt buộc phải từ chối.

2/ Báo cáo và nộp lại quà tặng

Mặc dù theo quy định, công chức phải từ chối khi nhận được quà Tết. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào công chức cũng có thể từ chối.

Cán bộ, công chức xử lý quà Tết thế nào để không bị kỷ luật?

Do đó, nếu không thể từ chối được, công chức có thể báo cáo Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và nộp lại quà tặng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quà tặng. Khi đó, quà tặng sẽ được xử lý theo các cách nêu tại Điều 27 Nghị định 59 sau đây:

(i) Quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá: Thủ trưởng tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách Nhà nước;

(ii) Quà tặng bằng hiện vật: Xử lý theo các bước sau đây:

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng bảo đảm đơn giản, dễ hiểu, ai cũng có thể áp dụng

Bước 1: Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá do cá nhân tặng cung cấp (nếu có) hoặc giá trị quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Nếu không xác định được thì có thể cơ quan chức năng xác định giá.
Bước 2: Công khai bán quà tặng;
Bước 3: Nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền thu được sau khi đã trừ đi chi phí liên quan đến xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bán quà tặng.

(iii) Quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc nước ngoài, dịch vụ khác: Thông báo cho nơi cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.

(iv) Quà tặng là động thực vật, thực phẩm tươi, sống, hiện vật khác khó bảo quản: Căn cứ tình hình cụ thể để xử lý như xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trên đây là giải đáp về vấn đề “Nghiêm cấm biếu tặng quà tế cho lãnh đạo”. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Người bị mất tích bao nhiêu lâu thì được trình báo công an?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Muốn kiểm tra sổ đỏ giả nhanh chóng, chính xác cần lưu ý những điểm gì? 

>>> Nên công chứng hợp đồng mua bán nhà tại văn phòng công chứng nào để nhận được dịch vụ công chứng uy tín, nhanh gọn nhất? 

>>> Trung bình hiện nay giá phí công chứng mua bán nhà tại các văn phòng công chứng là bao nhiêu? 

>>> Những điều cần lưu ý khi thực hiện dịch vụ công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất tại các văn phòng công chứng. 

>>> Luật căn cước có những điểm gì mới?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *