Luật tài nguyên nước có gì đáng chú ý. Mới đây quốc Hội đã biểu quyết thông qua Luật tài nguyên nước. Vậy Bộ luật mới này có gì đáng chú ý? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nội dung trên thông qua bài viết sau.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Top 1 quận Cầu Giấy do khách hàng bình trọn trong năm 2022

1. Luật tài nguyên nước thay đổi quy định về cấm lấp sông, suối, kênh, rạch trái phép

Đây là một sự bổ sung cần thiết tại quy định về các hành vi bị cấm. Cụ thể, Điều 9 Luật Tài nguyên nước năm 2023 đã bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

Luật tài nguyên nước thay đổi quy định về cấm lấp sông, suối, kênh, rạch trái phép

– Lấp sông, suối, kênh, rạch trái phép; đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh, rạch nhưng không có biện pháp khắc phục.

– Khai thác trái phép bùn, đất và các loại khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa, trong hành lang bảo vệ nguồn nước.

– Phá hoại các công trình điều tiết, trữ nước.

– Làm sai lệch thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước.

– Xây dựng hồ chứa, đập, công trình khai thác, sử dụng nước trái quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.

2. Luật tài nguyên nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phục hồi “sông chết”

Điều 4 Luật Tài nguyên nước năm 2023 nêu rõ, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản; bảo vệ, phát triển tài nguyên nước; phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.

Tổ chức, cá nhân tham gia phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm sẽ được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan (theo điểm e khoản 1 Điều 35 Luật Tài nguyên nước năm 2023).

>>> Xem thêm: Nhờ người thân làm thủ tục xin cấp sổ đỏ hộ có được không? Làm thủ tục tại cơ quan nhà nước nào? 

Bên cạnh đó, Luật mới cũng khuyến khích các tổ chức tài chính phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh và các sản phẩm tài chính để hỗ trợ cho hoạt động phục hồi nguồn nước.

Theo khoản 4 Điều 74 Luật Tài nguyên nước, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các dự án có hoạt động phục hồi nguồn nước được hưởng các ưu đãi sau:

– Tổ chức, cá nhân được hưởng ưu đãi, hỗ trợ, miễn, giảm thuế, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

– Được Nhà nước bảo đảm tiếp nhận kết quả thực hiện đầu tư.

– Ưu tiên tham gia cung cấp các dịch vụ công do Nhà nước đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng nhiệm vụ hoạt động.

– Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư được bảo đảm đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Xem thêm:  Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có gì mới?

3. Chính sách ưu đãi với dự án cấp nước cho vùng sâu, vùng xa

Khoản 2 Điều 4 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định, Nhà nước ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước để cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn khan hiếm nước ngọt; tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và những người dễ bị tổn thương khác.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng ở Hà Đông có văn phòng nào công chứng thứ 7 chủ nhật ngoài giờ hành chính không?

Chính sách này được quy định cụ thể hơn tại Điều 44 Luật mới. Theo đó, Nhà nước ưu tiên khai thác tài nguyên nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt bằng các biện pháp sau:

– Đầu tư, ưu đãi, hỗ trợ các dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch, ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng người nghèo, phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng, xâm nhập mặn, vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn.

– Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.

Các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án kể trên sẽ được hưởng ưu đãi, hỗ trợ, miễn, giảm thuế, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo khoản 3 Điều 72 Luật Tài nguyên nước năm 2023.

4. Chính sách sử dụng nước tuần hoàn

Theo khoản 1 Điều 58 Luật Tài nguyên nước, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước phải thực hiện các biện pháp để sử dụng nước tuần hoàn, tiết kiệm, hiệu quả như cải tiến, hợp lý hóa quy trình sử dụng nước; áp dụng kỹ thuật, công nghệ, thiết bị tiên tiến trong khai thác, sử dụng nước; tăng khả năng sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước.

Chính sách sử dụng nước tuần hoàn

Điều 59 Luật mới nhấn mạnh, Nhà nước khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác, sử dụng nước và xả nước thải có giải pháp sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước thải ngay trong giai đoạn xây dựng dự án.

Các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác, sử dụng nước và xả nước thải tại các khu vực có nguồn nước không còn khả năng chịu tải phải có giải pháp, biện pháp sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước thải hoặc có phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi thải vào nguồn nước.

Tổ chức, cá nhân buộc phải có giải pháp tuần hoàn, tái sử dụng nước tại khu vực nguồn nước bị suy thoái, vượt ngưỡng khai thác và không còn khả năng chịu tải.

Xem thêm:  Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là gì? Phân loại bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Tương ứng với việc thực hiện giải pháp tuần hoàn, tái sử dụng nước, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sẽ được xem xét miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Thêm vào đó, khoản 1 Điều 60 Luật Tài nguyên nước 2023 còn ghi nhận, tổ chức, cá nhân đầu tư sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước còn được vay vốn ưu đãi và miễn, giảm thuế theo pháp luật về thuế.

Trên đây là giải đáp chi tiết về “Hóa đơn xăng dầu có phải ghi biển số xe không? “. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

>>> Công chứng là gì? Phân biệt công chứng và chứng thực. Những điều cần lưu ý khi thực hiện công chứng. 

>>> Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất hiện nay tại các văn phòng công chứng được tính dựa trên căn cứ nào? 

>>> Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có phải thực hiện nhiều thủ tục, giấy tờ không? 

>>> Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế bao gồm những bước gì? Làm tại cơ quan nhà nước mất khoảng thời gian là bao lâu? 

>>> Hóa đơn xăng dầu có phải ghi biển số xe không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *