Tội chiếm đoạt đất đai là một hành vi vi phạm nghiêm trọng về pháp luật đất đai, gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân và xã hội. Để bảo vệ quyền sở hữu sử dụng đất của người dân và duy trì trật tự, an ninh trong lĩnh vực đất đai, pháp luật đã quy định những hình phạt nghiêm khắc đối với những ai vi phạm và chiếm đoạt đất đai trái phép. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Top 10 Văn phòng Công chứng chất lượng, uy tín, giá rẻ tại Hà Nội
1. Chiếm đoạt đất đai là gì?
Tại khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hành vi lấn, chiếm đất như sau:
– Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
– Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:
+ Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
+ Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
+ Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt sổ đỏ và sổ hồng chi tiết nhất.
2. Tội lấn chiếm đất bị xử lý thế nào?
Theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai nếu:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này;
– Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Theo đó, khung hình phạt với người bị truy cứu hình sự đối với hành vi chấm, chiếm đất đai như sau:
– Khung 1:
Phạt tiền từ 50 – 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
– Khung 2:
Phạt tiền từ 500 triệu đồng – 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Tái phạm nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Tổng hợp địa chỉ văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật
3. Lấn chiếm đất chưa đến mức truy cứu bị phạt bao nhiêu?
Trường hợp hành vi lấn chiếm đất chưa đến mức truy cứu hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt đối với hành vi này được quy định rõ tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:
TT | Diện tích lấn, chiếm | Mức phạt tiền | |
Khu vực nông thôn | Khu vực đô thị | ||
Lấn, chiếm đất chưa sử dụng | |||
1 | Lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta | Từ 02 – 03 triệu đồng | Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
2 | Lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta | Từ 03 – 05 triệu đồng | |
3 | Lấn, chiếm từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta | Từ 05 – 15 triệu đồng | |
4 | Lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta | Từ 15 – 30 triệu đồng | |
5 | Lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên | Từ 30 – 70 triệu đồng | |
Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất | |||
1 | Lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta | Từ 03 – 05 triệu đồng | Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
2 | Lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta | Từ 05 – 10 triệu đồng | |
3 | Lấn, chiếm từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta | Từ 10 – 30 triệu đồng | |
4 | Lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta | Từ 30 – 50 triệu đồng | |
5 | Lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên | Từ 50 – 120 triệu đồng | |
Lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất | |||
1 | Lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta | Từ 03 – 05 triệu đồng | Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
2 | Lấn, chiếm từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta | Từ 05 – 07 triệu đồng | |
3 | Lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta | Từ 07 – 15 triệu đồng | |
4 | Lấn, chiếm từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta | Từ 15 – 40 triệu đồng | |
5 | Lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta | Từ 40 – 60 triệu đồng | |
6 | Lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên | Từ 60 – 150 triệu đồng | |
Lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức | |||
1 | Lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta | Từ 10 – 20 triệu đồng | Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức |
2 | Lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta | Từ 20 – 40 triệu đồng | |
3 | Lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta | Từ 40 – 100 triệu đồng | |
4 | Lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta | Từ 100 – 200 triệu đồng | |
5 | Lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta | Từ 200 – 500 triệu đồng |
>>> Xem ngay: Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ cho người hạn chế năng lực hành vi dân sự là bao nhiêu?
Trên đây là bài viết giải đáp về “Tìm hiểu tội chiếm đoạt đất đai bị pháp luật xử lý như thế nào?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
XEM THÊM TỪ KHÓA:
>>> Giải đáp thắc mắc: Chỉ thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất được không?
>>> Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải công chứng? Phí công chứng là bao nhiêu?
>>> Công chứng di chúc bằng văn bản có mất nhiều phí không?
>>> Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất nên thực hiện ở đâu?
>>> Thời hạn hiệu lực của bản công chứng dịch thuật lấy ngay đối với bằng lái xe có tiếng nước ngoài là bao lâu?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch