Xuất khẩu lao động (XKLĐ) cần biết những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về nội dung này để có những kỹ năng cần thiết khi đi XKLĐ.

>>> Xem thêm: Công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế lúc nào thì hợp pháp? Văn bản không công chứng có hiệu lực không? 

1. Xuất khẩu lao động là gì?

Cụm từ “XKLĐ” chắc chắn không còn quá xa lạ với mỗi người dân Việt Nam hiện nay. Bởi đã có hàng ngàn người lao động Việt lựa chọn hình thức XKLĐ để có thể tìm kiếm được công việc phù hợp ở một đất nước khác, với mức lương cao hơn và tính chất công việc ổn định hơn. XKLĐ được hiểu đơn giản là  hoạt động trao đổi thương mại, mua bán hàng hóa chính là sức lao động của một đất nước (nước xuất khẩu) cho người sử dụng lao động nước ngoài (nước nhập khẩu).

Xuất khẩu lao động là gì?

XKLĐ được cấu thành bởi hai chủ thể cơ bản. Chính là:

  • Người sử dụng sức lao động nước ngoài: Đây chính là chủ thể có nhu cầu tuyển dụng lao động từ các nước khác. Có thể là chính phủ nước ngoài, cũng có thể là cơ quan, tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng các lao động được nhập khẩu từ nước khác.
  • Hàng hóa sức lao động: Đây chính là lực lượng lao động nội địa, những người có mong muốn được lao động tại nước ngoài. Lực lượng này luôn được cung cấp với số lượng lớn, sẵn sàng cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nước ngoài.

Trong các hợp đồng XKLĐ sẽ luôn ghi rõ thời hạn mà bên người sử dụng lao động nước ngoài được phép sử dụng lao động của nước nội địa. Điều này có nghĩa XKLĐ thương sẽ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định mà hai bên cùng thỏa thuận với nhau trên hợp đồng pháp lý. Đồng thời thể hiện vai trò được quyền sử dụng lao động của bên nhập khẩu, và quyền được nhận khoản tiền lương xứng đáng của bên xuất khẩu.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Đống Đa có thực hiện dịch vụ công chứng, chứng thực ngoài trụ sở không? 

XKLĐ là một loại giao thương, trao đổi, mua bán đặc biệt. Trong XKLĐ không chỉ có hợp đồng lao động mà còn có mối quan hệ lao động. Và mối quan hệ lao động sẽ chấm dứt khi hợp đồng lao động chấm dứt theo đúng sự thỏa thuận của hai bên, hoặc hết hiệu lực thực thi hợp đồng.

2. Những nội dung quan trọng của xuất khẩu lao động

XKLĐ bao gồm khá nhiều nội dung quan trọng, tuy nhiên đối với người tham gia lực lượng lao động xuất khẩu thì cần chú ý hai nội dung chính là:

  • Nội dung 1: Hình thức đưa người lao động đi làm việc có thời gian ở nước ngoài.
  • Nội dung 2: Hình thức XKLĐ tại chỗ hay còn gọi là XKLĐ nội biên. Hình thức này không đòi hỏi người lao động phải làm việc trực tiếp tại các nước nhập khẩu lao động. Mà chỉ cần làm việc Online cho các tổ chức, doanh nghiệp được chỉ định như FDI, tổ chức quốc tế qua mạng lưới Internet.

Trong hai nội dung chính của XKLĐ như trên thì thường người ta sẽ chú trọng nhiều đến nội dung 1. Bởi đây là hình thức XKLĐ được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Người XKLĐ theo hình thức số 1 thường bao gồm: Người lao động làm các công việc phổ thông, thợ xây, giúp việc, sản xuất… những đối tượng lao động này không yêu cầu nhiều về bằng cấp hoặc trình độ chuyên môn quá cao.

Xem thêm:  Thủ tục cấp Sổ đỏ cho đất mua trước ngày 1/7/2014

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ có hỗ trợ công chứng thứ 7 chủ nhật không?

Ngoài ra XKLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài còn có các chuyên gia – Đây là những người đã có bằng cấp cao như đại học, hoặc trên đại học. Họ sẽ làm những công việc chuyên môn cao mà nước nhập khẩu đang cần tuyển dụng. Đối với những đối tượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn như của các chuyên gia thì sẽ được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn theo hình thức vừa học vừa làm ngay tại nước nhập khẩu. Hình thức này được gọi là XKLĐ theo hướng tu nghiệp sinh.

3. Những lợi ích có thể nhìn thấy rõ của xuất khẩu lao động

Theo thống kê những năm gần đây tình hình XKLĐ của Việt Nam tăng lên đáng kể. Tỷ lệ xuất khẩu lao động luôn vượt mức hơn 100.000 người/ năm. Đặc biệt trong năm 20219 tỉ lệ này tăng mạnh. Điều này được lý giải là do những lợi ích to lớn của lĩnh vực xuất khẩu lao động mang lại cho người lao động cũng như người sử dụng lao động.

3.1 Mang đến nguồn thu nhập cao và ổn định

Xuất khẩu lao động bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau, tuy nhiên tất cả đều là những ngành nghề quen thuộc trong nước như: may mặc, giúp việc, nông nghiệp, lâm nghiệp, điều dưỡng… Nhưng nếu so sánh mức thu nhập trong nước với mức thu nhập mà người lao động được hưởng khi làm việc tại nước ngoài thì công việc được làm theo hình thức xuất khẩu lao động sẽ có thu nhập cao và ổn định hơn rất nhiều.

Những lợi ích có thể nhìn thấy rõ của xuất khẩu lao động

Đặc biệt chế độ đãi ngộ, quyền lợi, và lương thưởng khi làm thêm ngoài giờ tại nước ngoài sẽ tốt hơn so với trong nước.

3.2 Giúp nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ khác

Đi lao động xuất khẩu không chỉ là cơ hội để người lao động có thể tìm kiếm một công việc ổn định, một mức thu nhập cao mà còn là cơ hội để học thêm một ngôn ngữ mới. Bởi một trong những yêu cầu bắt buộc để một người lao động có thể đi xuất khẩu lao động đó là phải nhuần nhuyễn một ngôn ngữ bắt buộc. Ví dụ như xuất khẩu lao động Nhật Bản thì người lao động phải biết tiếng Nhật và giao tiếp tốt. Xét về lâu về dài thì việc biết thêm một ngôn ngữ mới sẽ giúp người lao động nâng cao giá trị bản thân và có thể dễ dàng tìm kiếm một công việc tương xứng sau khi về nước.

3.3 Tạo điều kiện gia hạn hợp đồng sau khi hết hạn

Xuất khẩu lao động tới nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… sau khi hết hạn hợp đồng thường sẽ tạo điều kiện để gia hạn hợp đồng cho những người lao động có năng lực tốt hay những người có mong muốn được ở lại và tiếp tục làm việc. Đây là một trong những ưu ái mà người lao động sẽ nhận được khi lựa chọn xuất khẩu lao động.

Xem thêm:  Xác nhận Sơ yếu lý lịch có cần về nơi thường trú hay không?

3.4 Có nhiều cơ hội tìm được việc ổn định sau khi về nước

Làm việc tại những nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… sẽ là môi trường lý tưởng để người lao động có thể học hỏi những kỹ năng sống, nâng cao trình độ hiểu biết, cải thiện kỹ năng làm việc, và trau dồi tác phong chịu trách nhiệm đối với công việc. Vậy nên khi những người lao động đi xuất khẩu lao động trở về nước sau khi hết hợp đồng lao động sẽ có những cơ hội được làm việc trong những công ty có vị thế, với mức lương cao tại những vị trí tương xứng.

Trên đây là bài viết giải đáp về “Xuất khẩu lao động cần biết những gì?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ngày càng được rút gọn, thuận tiện cho người dân.

>>> Phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hiện nay được tính dựa trên căn cứ nào? 

>>> Công chứng ủy quyền cần sự có mặt của hai bên hay chỉ cần một bên? 

>>> Phí công chứng hợp đồng ủy quyền của các văn phòng công chứng Nguyễn Huệ là bao nhiêu?

>>> Thuế môn bài là gì? Thời hạn nộp thuế môn bài 2024 là khi nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *