Xét nghiệm định lượng CRP có vai trò rất quan trọng trong đánh giá các tình trạng nhiễm trùng hay mắc bệnh tự miễn. Đây là một trong những xét nghiệm khá thường dùng trong ngành y tế, dùng cho nhiều trường hợp cần xác định mức độ rối loạn chuyển hóa trong máu nhằm những mục đích khác nhau. Vậy quy trình xét nghiệm CRP thế nào? Có bao nhiêu loại xét nghiệm CRP? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
>>> Xem thêm: Địa chỉ công ty dịch thuật công chứng nhanh chóng, uy tín, chất lượng tại Hà Nội
1. Xét nghiệm định lượng CRP là gì?
Trước hết, CRP là viết tắt của C-reactive protein được biết đến là một loại protein hình thành từ gan. Đây là một chất không thể thiếu khi gặp những tổn thương hoặc nhiễm trùng trong phản ứng của hệ miễn dịch.
Bình thường trong máu sẽ không xuất hiện loại protein này hoặc ở mức độ rất thấp. Khi tình trạng viêm cấp xảy ra, cùng với việc các tế bào trong cơ thể bị phá hủy sẽ kích thích gan sản sinh ra protein này. Tình trạng này làm tăng nồng độ CRP trong huyết thanh, thường được các bác sĩ dùng để nhận định viêm cấp tính.
Vì vậy, CRP được dùng để xác định viêm sớm hơn chó với việc sử dụng tốc độ máu lắng. Đồng thời, định lượng CRP không bị ảnh hưởng bởi nồng độ hematocrit và globulin máu. Điều này khiến cho định lượng CRP khi xét nghiệm có giá trị cao khi người bệnh xuất hiện bất thường.
Tuy nhiên định lượng CRP không mang tính đặc hiệu và tăng trong tất cả các tình trạng viêm nên thường phải đi kèm cùng các xét nghiệm chuyên sâu khác.
>>> Xem thêm: Mức phí dịch vụ sang tên sổ đỏ khi mua đất qua môi giới là bao nhiêu?
2. Quy trình xét nghiệm định lượng CRP
Quy trình xét nghiệm cụ thể diễn ra như sau:
- Trước hết, nhân viên y tế sẽ thực hiện lấy mẫu máu. Bạn sẽ được quấn gạc để ngăn việc lưu thông máu, giúp xác định được tĩnh mạch rõ hơn.
- Tiếp theo, vùng lấy máu sẽ được sát trùng sạch bằng cồn và tiến hành lấy máu.
- Khi đã lấy đủ lượng máu yêu cầu, nhân viên y tế sẽ tháo băng gạc và dùng bông tiệt trùng để cầm máu chỗ tiêm.
>>> Xem thêm: Bí quyết kiểm tra sổ đỏ thật giả dễ dàng, đơn giản, chính xác
3. Chỉ số CRP bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là cao?
Bình thường chỉ số CRP luôn duy trì ở mức dưới 0.5 mg/100ml (5 mg/l) huyết thanh nếu không có viêm nhiễm. Khi nồng độ CRP tăng cao trong máu có thể nghĩ đến xuất hiện tình trạng viêm.
Ngược lại khi nồng độ CRP trong máu giảm có nghĩa là tình trạng viêm đã giảm ở bệnh nhân. Nồng độ CRP > 0.5 mg/l sẽ được tính là nồng độ cao.
4. Các loại xét nghiệm định lượng CRP
Hiện nay, có 2 loại xét nghiệm định lượng CRP:
4.1 Xét nghiệm CRP tiêu chuẩn
Loại xét nghiệm này có thể đo được định lượng CRP từ mức 8 đến 1000 mg/l. Đây là xét nghiệm thường được chỉ định cho những bệnh nhân có nhiễm trùng nặng đánh giá mức độ viêm nhiễm. Hoặc nó cũng được dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính để theo dõi điều trị.
4.2 Xét nghiệm hs-CRP (High-sensitivity C-Reactive Protein)
Loại xét nghiệm này có độ nhạy cao hơn, nồng độ có thể đo được định lượng là từ 0,3 đến 10 mg/l. Xét nghiệm này được sử dụng như một chất chỉ điểm ở người có tình trạng viêm mạch độ thấp. Vậy nên nó thường được chỉ định cho những bệnh nhân cần xem xét để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch tiềm ẩn.
>>> Xem thêm: Giấy ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng vụ án hình sự có bắt buộc phải công chứng?
4.3 Xét nghiệm CRP trong trường hợp nào được BHYT thanh toán?
Dựa theo Thông tư 50/2017/TT-BYT, xét nghiệm CRP được thanh toán chi phí khám chữa bệnh nếu những đối tượng được chẩn đoán, theo dõi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nghi ngờ có ổ nhiễm trùng, có ít nhất 02 trong 04 tiêu chuẩn sau:
– Nhiệt độ cơ thể < 36°c hoặc > 38,3°C;
– Nhịp tim nhanh 90 lần/phút;
– Nhịp thở > 22 lần/phút hoặc PaCO2 <32 mmHg;
– Bạch cầu máu >12G/L, hoặc < 4G/L hoặc > 10% bạch cầu non. Đổi với trẻ em: Khi nghi ngờ có ô nhiễm trùng, có nhiệt độ cơ thể < 36°c hoặc > 38,3°c và có nhịp tim hoặc nhịp thở thay đổi quá giới hạn sinh lý theo tuổi.
b) Nhiễm trùng sơ sinh;
c) Bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim;
d) Viêm da nhiễm độc, các bệnh tự miễn
Trên đây là bài viết “Xét nghiệm định lượng CRP là gì? Có bao nhiêu loại xét nghiệm CRP?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
XEM THÊM TỪ KHÓA:
>>> Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở xã hội chưa có sổ hồng thì cần thực hiện thủ tục như thế nào?
>>> Công chứng giấy ủy quyền nhờ người thân mua bán đất hết bao nhiêu tiền?
>>> Chứng thực chữ ký là gì? Ai có thẩm quyền chứng thực chữ ký
>>> Các loại thuế phí phải đóng khi thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu mới nhất 2023
>>> Căn cước mẫu mới và những thông tin cần biết
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch