Thời gian gần đây, khá nhiều người hoang mang khi nhận được cuộc gọi từ số lạ tự xưng là Cảnh sát giao thông (CSGT) thông báo nộp phạt nguội. Vậy theo quy định, CSGT có gọi điện thông báo phạt nguội không? Bài viết sau đây sẽ cảnh báo hình thức lừa đảo này và cung cấp thông tin cần thiết để nhận biết và phản ứng đúng cách khi nhận cuộc gọi lừa đảo.

>>> Xem thêm: Chứng thực chữ ký ở đâu? Có cần mang căn cước công dân bản gốc đi không?

1. CSGT có gọi điện thông báo phạt nguội không?

Phạt nguội là hình thức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ thông qua hình ảnh từ hệ thống camera được lắp trên các tuyến đường cao tốc, các ngã tư trọng điểm hoặc hình ảnh được người dân quay chụp gửi về địa điểm, hòm thư điện tử của Đội CGST hoặc đăng tải trên mạng xã hội.

Các thông tin, hình ảnh thu được sẽ được gửi về Trung tâm xử lý. Sau đó Trung tâm này tiến hành việc in ảnh, truy xuất thông tin chủ phương tiện rồi thông báo vi phạm để xử phạt.

CSGT không được gọi điện thông báo phạt nguội mà phải gửi thông báo vi phạm bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử theo quy định tại điểm c Điều 28 Thông tư 32/2023/TT-BCA.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Cầu Giấy công chứng giấy ủy quyền mua bán xe ô tô có mất phí ngoài giờ không?

2. Quy trình xử phạt nguội vi phạm giao thông như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 165/2013/NĐ-CP và Điều 28 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quy trình xử phạt nguội vi phạm giao thông thực hiện như sau:

Bước 1: Phát hiện vi phạm giao thông

Thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, hình ảnh phương tiện vi phạm giao thông được ghi lại.

Bước 2: Hình ảnh vi phạm được chuyển cho bộ phận trích xuất

Lưu lại các thông tin về phương tiện vi phạm như biển số xe, thời gian vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm… Sau đó in hình ảnh vi phạm kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm, chuyển cho lực lượng CSGT để làm căn cứ xác định vi phạm và xử phạt.

Việc giao, nhận hình ảnh vi phạm kèm phiếu xác nhận kết quả phải được ghi chép vào sổ theo dõi, ký nhận và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Cảnh báo lừa đảo khi nhận cuộc gọi tự xưng CSGT thông báo phạt nguội

Bước 3: Xác định thông tin phương tiện, chủ xe

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, CSGT nơi phát hiện vi phạm hành chính thực hiện như sau:

– Xác định thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua cơ quan đăng ký xe, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan;

Xem thêm:  Xét nghiệm định lượng CRP là gì? Có bao nhiêu loại xét nghiệm CRP?

– Trường hợp chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không cư trú, đóng trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan Công an đã phát hiện vi phạm hành chính thì chuyển kết quả thu thập được  đến Công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm.

>>> Xem thêm: Quy trình đánh giá, xếp loại Đảng viên theo quy định mới nhất

Bước 4: Gửi thông báo phát hiện vi phạm

Gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính.

Nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thì yêu cầu đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính.Việc gửi thông báo vi phạm được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử (khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin).

Bước 5: Chủ phương tiện đến giải quyết vi phạm, nộp phạt.

>>> Xem thêm: Đối tác kinh doanh là gì? Bí kíp tìm kiếm đối tác kinh doanh hiệu quả

3. Cảnh báo lừa đảo khi CSGT gọi điện thông báo phạt nguội

Đến nay, đã có rất nhiều người dân phản ánh việc bị những số điện thoại lạ (+84 906.077.811; +84 906.071.895… và số điện thoại không xác định) gọi đến tự xưng là số tổng đài CSGT.

Kịch bản thường thấy của các cuộc gọi này là yêu cầu người nghe chuyển tiền vào tài khoản định sẵn hoặc cung cấp mã OTP nhằm chuyển tiền vào tài khoản của chúng để “xác minh, điều tra, xử lý phạt nguội”:

Anh (chị) đã nhận được biên bản xử phạt chưa? Hoặc “anh (chị) gây tai nạn giao thông (có thời gian, địa điểm)… đến nay đã quá thời hạn xử lý, đề nghị anh (chị) cung cấp số biên bản.

Cảnh báo lừa đảo khi nhận cuộc gọi tự xưng CSGT

Nếu chưa nhận được biên bản, yêu cầu anh (chị) cung cấp tên, tuổi, địa chỉ, số Căn cước công dân, số hộ chiếu, số tài khoản ngân hàng… để CSGT cung cấp số biên bản, hành vi vi phạm, hình thức xử lý, số tiền xử phạt…

Như đã phân tích, CSGT không được gọi điện thông báo phạt nguội mà phải gửi thông báo vi phạm bằng văn bản cho người dân, vì vậy cảnh báo lừa đảo mọi cuộc gọi tự xưng CSGT thông báo phạt nguội đều là lừa đảo.

>>> Xem thêm: Những thủ tục và mức phí công chứng  hợp đồng ủy quyền đòi nợ thay hợp pháp.

Bộ Công an khuyến cáo người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác đối với loại tội phạm này, cảnh giác với các cuộc gọi thông báo liên quan đến biên lai “phạt nguội”.

Xem thêm:  Hướng dẫn tố giác tội phạm trên VNeID chi tiết nhất

Đặc biệt là không cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân, lai lịch, chứng minh nhân dân, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng (tên người dùng, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực OTP, địa chỉ email) cho bất kỳ ai.

Trên đây là bài viết giải đáp về “Cảnh báo lừa đảo khi nhận cuộc gọi tự xưng CSGT thông báo phạt nguội”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Hướng dẫn chi tiết thủ tục công chứng bằng tốt nghiệp

>>> Dịch thuật công chứng là gì? Có nên tự dịch hay làm dịch vụ?

>>> UBND xã có được công chứng hợp đồng ủy quyền về đất đai hay không?

>>> Công chứng ngoài trụ sở miễn phí – giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho quý khách.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *