Trong những năm gần đây, thuật ngữ số hóa hay chuyển đổi số xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Vậy khái niệm số hóa là gì? Điểm giống và khác nhau giữa số hóa và chuyển đổi số là gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây.
>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng thuê đất làm xưởng được quy định như thế nào?
1. Số hóa là gì?
Số hóa là quá trình chuyển đổi các thông tin dưới dạng vật lý và các quy trình thủ công sang định dạng kỹ thuật số. Số hóa là một phần trong quá trình chuyển đổi số, các thông tin chuyển đổi sẽ được tổ chức thành dạng thức byte và bit.
Số hóa không làm thay đổi thông tin hay dữ liệu, mà chỉ chuyển đổi hình thức thể hiện từ dạng vật lý, thủ công sang dạng kỹ thuật số.
Hiện nay, số hóa được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống như giáo dục, truyền thông, ngân hàng, logistics, sản xuất…Với những tiện ích tuyệt vời, số hóa ngày càng trở nên phổ biến và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số.
Số hóa đã trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây. Một số ví dụ về số hóa có thể kể đến như:
- Ví dụ 1: Sử dụng các phần mềm, máy scan để chuyển đổi sách thông thường thành dạng Ebook hoặc chuyển đổi văn bản giấy sang dạng PDF;
- Ví dụ 2: Ứng dụng công nghệ OCR (Optical Character Recognition) để chuyển đổi tài liệu thông thường thành dạng văn bản có thể chỉnh sửa và tìm kiếm;
- Ví dụ 3: Scan hình ảnh thành file kỹ thuật số như jpg, pgn.
>>> Xem thêm: Thực hiện công chứng di chúc để lại di sản thừa kế cho con tại nhà được không?
2. Phân biệt số hóa với chuyển đổi số
Số hóa và chuyển đổi số thường bị nhầm lẫn do có một vài điểm tương đồng về cách thức và lợi ích như:
- Cách thức: đều ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào trong các hoạt động của doanh nghiệp
- Lợi ích: giúp quá trình làm việc được nhanh chóng và thuận tiện hơn
Tuy nhiên, việc nhầm lẫn trên sẽ không xảy ra nếu như bạn thực sự hiểu được bản chất của số hóa và chuyển đổi số. Về cơ bản, số hóa chỉ là một bộ phận giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.
Tiêu chí | Số hóa | Chuyển đổi số |
Khái niệm | Là quá trình chuyển đổi các thông tin dưới dạng vật lý và các quy trình thủ công sang định dạng kỹ thuật số | Là sự ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số để cải thiện hoạt động, thay đổi quy trình và phương thức hoạt động của doanh nghiệp. |
Bản chất | – Ứng dụng công nghệ để thay đổi thao tác làm việc, cách thức lưu trữ dữ liệu; – Không làm thay đổi dữ liệu; – Là một bộ phận của quá trình chuyển đổi số. | – Ứng dụng công nghệ để thay để thay đổi phương thức làm việc, mô hình kinh doanh; – Làm thay đổi từ cách thức tổ chức, con người đến mô hình kinh doanh; – Có ý nghĩa khái quát và liên quan đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp. |
Ví dụ | Scan các văn bản giấy thông thường thành tài liệu dạng PDF | Các bệnh viện ứng dụng công nghệ để xây dựng hệ thống quản lý hồ sơ bệnh nhân dưới dạng bệnh án điện tử |
Tác động | Tác động tới việc lưu trữ, truyền tải và xử lý thông tin | Tác động tới hoạt động tổ chức, vận hành của doanh nghiệp |
Chức năng | Tối ưu hóa quy trình lưu trữ, quản lý và tìm kiếm thông tin | Giúp cải thiện hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và tạo ra giá trị mới cho khách hàng |
>>> Xem thêm: Công ty dịch thuật công chứng giấy tờ có tiếng nước ngoài có làm việc thứ 7 và chủ nhật không?
3. Các hình thức số hóa thường gặp
Số hóa tài liệu – Digitization
Số hóa tài liệu (hay Digitization) là phương pháp chuyển đổi các dạng thông tin, dữ liệu từ dạng vật lý sang dạng kỹ thuật số. Các thông tin được số hóa có thể là văn bản, âm thanh, hình ảnh… Khi được số hóa, các tài liệu này sẽ được hệ thống máy tính tiếp nhận thông tin và xử lý theo các mục đích khác nhau.
Ví dụ: Scan các bức ảnh dạng vật lý sang định dạng jpg, png hay PDF
Việc số hóa tài liệu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp quá trình lưu trữ, quản lý, sử dụng dữ liệu được diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Đồng thời, việc số hóa tài liệu cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí in ấn, máy móc.
Số hóa quy trình – Digitalization
Số hóa quy trình (hay Digitalization) là việc doanh nghiệp sử dụng dữ liệu có được từ bước số hóa tài liệu và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình vận hành để đơn giản hóa quá trình xử lý thông tin.
Ví dụ: Chữ ký sau khi được chuyển đổi thành dạng điện tử thì doanh nghiệp sẽ sử dụng chữ ký đó để thực hiện ký duyệt. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển.
>>> Xem thêm: Cách phân biệt giữa công chứng và chứng thực hợp đồng nhà đất
Trên đây là bài viết giải đáp về “Số hóa là gì? Phân biệt số hóa với chuyển đổi số”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
XEM THÊM TỪ KHÓA:
>>> Khi nào di chúc miệng hợp pháp ? Nhờ người khác đi công chứng hộ thì di chúc có đúng luật ?
>>> Cách tính phí công chứng nhà đất đơn giản dễ dàng thực hiện
>>> Chứng thực chữ ký là gì? Ai có thẩm quyền chứng thực chữ ký
>>> Hướng dẫn chi tiết thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu cho người mới
>>> Đối tượng nào được xét tuyển đặc cách vào viên chức? Thủ tục tuyển dụng đặc cách thế nào?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch