Xe thô sơ và những điều cần lưu ý về xe thô sơ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu hiểu về việc sử dụng xe thô sơ đúng theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng ủy quyền của các văn phòng công chứng Nguyễn Huệ là bao nhiêu? 

1. Xe thô sơ là gì? Xe thô sơ gồm những loại xe nào?

Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và điểm 3.33 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT đều định nghĩa về xe thô sơ dưới dạng liệt kê.

Xe thô sơ đi làn đường nào?

Theo đó, xe thô sơ bao gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe súc vật kéo, xe lăn dùng cho người khuyết tật và các loại xe tương tự không sử dụng động cơ gây ra sức kéo.

Có thể hiểu đơn giản, xe thô sơ là các phương tiện tham gia giao thông đơn giản, không sử dụng động cơ mà di chuyển bằng sức người hoặc động vật.

Cùng với đó, Quy chuẩn 41:2019/BGTVT cũng giải thích thêm về các loại xe thô sơ như sau:

>>> Xem thêm:  Văn phòng công chứng quận Ba Đình có công chứng ngoài trụ sở không? Giá cả như thế nào? 

– Xe đạp: Phương tiện có 02 hoặc 03 bánh xe và di chuyển được bằng sức người đạp hoặc bằng tay quay, kể cả xe chuyên dùng của người khuyết tật có tính năng tương tự.

– Xe đạp thồ: Xe đạp chở hàng trên giá đèo hàng hoặc chằng buộc 02 bên thành xe.

– Xe người kéo: Phương tiện thô sơ có 01 hoặc nhiều bánh xe và chuyển động được nhờ sức người kéo hoặc đẩy (trừ xe nôi trẻ em và phương tiện chuyên dùng đi lại của người tàn tật).

– Xe súc vật kéo: Phương tiện thô sơ chuyển động được nhờ súc vật kéo.

2. Xe thô sơ đi làn đường nào?

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, làn đường dành cho xe thô sơ là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông thô sơ đường bộ qua lại.

Xe thô sơ đi làn đường nào?

Điều 13 Luật Giao thông đường bộ hướng dẫn về việc sử dụng làn đường như sau:

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Theo đó, xe thô sơ phải đi vào làn đường bên phải trong cùng, còn các làn khác được sử dụng cho các phương tiện xe cơ giới, xe máy chuyên di chuyển.

Xem thêm:  Xét nghiệm định lượng CRP là gì? Có bao nhiêu loại xét nghiệm CRP?

Ngoài ra, nếu đường được bố trí dành riêng cho xe thô sơ, lực lượng chức năng sẽ bố trí biển báo hiệu  số R.304 “Đường dành cho xe thô sơ” để người tham gia giao thông được biết và tuân thủ cho đúng.

3. Nhận biết biển dành cho loại xe

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo xe thô sơ được ký hiệu là R.304 với tên gọi là “Đường dành cho xe thô sơ”. Biển này có dạng như sau:

Biển báo này được sử dụng để báo hiệu đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ.

Biến báo xe thô sơ có hiệu lực bắt buộc đối với các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ, yêu cầu các phương trên phải dùng đường dành riêng này để di chuyển.

>>> Xem thêm: Sổ đỏ là gì? Những điều cần biết liên quan đến sổ đỏ mới nhất theo quy định của pháp luật hiện hành. 

Đồng thời cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng vẫn phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho xe thô sơ và người đi bộ.

4. Mức phạt các lỗi vi phạm

Xe thô sơ tham gia giao thông mà không tuân thủ quy định về an toàn giao thông sẽ bị phạt vi phạm  theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông như sau:

Hành viMức phạt
Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định80.000 – 100.000 đồng
Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước80.000 – 100.000 đồng
Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường80.000 – 100.000 đồng
Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép80.000 – 100.000 đồng
Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường80.000 – 100.000 đồng
Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ80.000 – 100.000 đồng
Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên80.000 – 100.000 đồng
Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù)80.000 – 100.000 đồng
Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang80.000 – 100.000 đồng
Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông80.000 – 100.000 đồng
Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt80.000 – 100.000 đồng
Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông80.000 – 100.000 đồng
Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau80.000 – 100.000 đồng
Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu80.000 – 100.000 đồng
Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển80.000 – 100.000 đồng
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở80.000 – 100.000 đồng
Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy100.000 -200.000 đồng
Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông100.000 -200.000 đồng
Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác100.000 -200.000 đồng
Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên100.000 -200.000 đồng
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông100.000 -200.000 đồng
Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường300.000 – 400.000 đồng
Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô300.000 – 400.000 đồng
Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”300.000 – 400.000 đồng
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở300.000 – 400.000 đồng
Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc400.000 – 600.000 đồng
Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn400.000 – 600.000 đồng
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở400.000 – 600.000 đồng
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ400.000 – 600.000 đồng
Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội ”mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội ”mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ400.000 – 600.000 đồng
Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội ”mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội ”mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật400.000 – 600.000 đồng
Điều khiển xe không có đăng ký, không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải đăng ký và gắn biển số)100.000 – 200.000 đồng
Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng300.000 – 400.000 đồng
Điều khiển xe thô sơ chở khách, chở hàng không bảo đảm tiêu chuẩn về tiện nghi và vệ sinh theo quy định của địa phương300.000 – 400.000 đồng

Trên đây là giải đáp về vấn đề “Xe thô sơ và những điều cần lưu ý về xe thô sơ”. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Danh sách văn phòng công chứng quận Thanh Xuân

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Công chứng hợp đồng cho thuê nhà tại đâu là rẻ nhất tại quận Hai Bà Trưng? 

>>> Phí công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền hiện nay tại các văn phòng công chứng được tính dựa trên căn cứ nào? 

>>> Công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền cần những điều kiện gì? Thực hiện công chứng rẻ nhất là bao nhiêu tiền? 

>>> Danh sách công ty dịch thuật uy tín nhất tại Hà Nội hiện nay. 

>>> Biển báo cửa chui cho biết điều gì? Những điều cần lưu ý về biển báo cửa chui

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *